Đánh giá và so sánh GTX 1050 và GTX 1050ti có đủ mạnh để chiến game khủng
Hai mẫu GPU phổ thông GTX 1050 và 1050Ti của Nvidia từ khi ra mắt đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của bởi giá thành cạnh tranh và hiệu năng ổn định tại phân khúc tầm trung. Trong bài viết dưới đây sẽ chia sẻ một số đánh giá chi tiết so sánh GTX 1050 và GTX 1050Ti giúp người dùng có cái nhìn tổng quan hơn về 2 dòng card nổi bật này.
So sánh GTX 1050 và GTX 1050ti | Có đủ mạnh để chiến game khủng
1. So sánh GTX 1050 với GTX 1050Ti về hiệu năng
Tiêu chí so sánh GTX 1050 và GTX 1050Ti quan trọng đầu tiên phải kể đến chính là hiệu năng 2 phiên bản. Thử nghiệm tiến hành cài đặt máy ở chế độ thiết lập cao nhất trên máy tính cấu hình Intel Core i7 5960X (4.0 GHz) và RAM 16GB DDR4 (2133Mhz).
Với tựa game thử nghiệm Battlefield 4 yêu cầu cấu hình phần cứng trung bình cho kết quả hiệu năng xử lý của GTX 1050Ti đạt mức xấp xỉ 60FPS với thiết lập Ultra, đạt độ phân giải 1080p. Với game phần cứng cao như Metro Last Light, card GTX 1050Ti cũng xuất sắc vượt qua thử thách với số khung hình (FPS) dao động trong khoảng 60 FPS.
Khi so sánh tiếp với phiên bản GTX 1050, có thể thấy sự chênh lệch giữa khả năng xử lý, chi tiết như sau: Với tựa game BattleField 4 hiệu suất giảm khoảng 17% và giảm xấp xỉ 12% với thử nghiệm game Metro Last Light. Chỉ số xử lý trung bình trên GTX 1050 đạt khoảng 50FPS với cả 2 tựa game thử nghiệm.
2. Đánh giá nhiệt độ và tiếng ồn khi hoạt động
Một điểm đáng chú ý trên cả cả phiên bản GTX 1050Ti và GTX 1050 chính là kiến trúc Pascal giúp giảm công suất tiêu thụ điện năng, kết hợp thiết kế tản nhiệt hiệu suất cao giúp hoạt động trên thiết bị rất êm ái.
Chỉ có một số phiên bản GTX 1050Ti Mini hay V2 OC của Zotac và MSI bị ồn khá lớn nếu hoạt động hết công suất. Với các phiên bản khác như SC/SSC, Strix, Gaming X và G1 Gaming cho tiếng ồn ít hơn. Với phiên bản thiết kế tản nhiệt thụ động Kalm X thì nhiệt độ GTX 1050Ti có thể lên tới 78 độ C dù chỉ chạy ở mức thiết lập mặc định.
Khi so sánh với các phiên bản GTX 1050 và 1050Ti cung cấp bởi Gigabyte và MSI cũng cho kết quả nhiệt độ cao hơn các phiên bản đồ họa khác đến từ Asus và EVGA. Do vậy, nếu người dùng đang cần tìm kiếm một chiếc card GTX 1050 và 1050Ti cho khả năng tản nhiệt hiệu quả và khả năng ép xung tốt thì có thể cân nhắc phiên bản Strix của Asus hoặc SC của EVGA.
3. Thiết kế sản phẩm tối ưu
So sánh GTX 1050 và GTX 1050Ti về thiết kế tương tự nhau trong kiến trúc đồ họa Pascal và được ép xung cho phép hoạt động ở xung nhịp cao hơn ngay từ khi xuất xưởng. Chi tiết tốc độ MSI GTX 1050 2G OC chạy ở mức trung bình là 1.404 MHz và có thể đạt mức tối đa 1.518 MHz khi ứng dụng công nghệ tăng tốc GPU Boost 3.0. Với GTX 1050Ti cũng đạt xung nhịp cao nhất lên tới 1.455 MHz và mức tiêu chuẩn 1.392 MHz.
Về mức tiêu thụ điện năng, hai card chỉ có công suất 75W nên có thể lấy nguồn trực tiếp qua khe PCI Express x16 trên bo mạch chủ mà không cần bổ sung đường cấp nguồn. Người dùng cũng sẽ không cần quan tâm đến công suất bộ nguồn và đường cấp nguồn 12V thường dành cho card đồ họa rời khi nâng cấp.
Kích thước 2 card bằng nhau, chỉ dài 19,3cm phù hợp với nhiều kích thước thùng máy khác nhau, nhỏ gọn và đa dụng. GTX 1050 và 1050Ti sử dụng hệ thống tản nhiệt đơn giản bằng khối nhôm đặt trực tiếp trên GPU và dùng quạt cỡ lớn để đẩy không khí nóng qua các đường xẻ rãnh trên thân đến các lá nhôm. Phương thức này hoạt động khá hiệu quả giúp duy trì nhiệt độ ổn định khi chơi game hoặc chạy ứng dụng yêu cầu đồ họa nặng.
Trên card tích hợp đa dạng các cổng xuất tín hiệu hình ảnh như: DVI-D, HDMI 2.0 hay DisplayPort 1.4. Lưu ý, card thế hệ mới của Nvidia không thể dùng với card VGA cũ do không hỗ trợ xuất tín hiệu dạng analog và đã thay thế bằng cổng HDMI.
Như vậy với tất cả những so sánh GTX 1050 và GTX 1050Ti có thể thấy hiệu năng xử lý của GTX 1050Ti cao hơn GTX 1050 trung bình từ khoảng 10-20%, tùy thuộc tựa game thử nghiệm. Tuy nhiên giá thành của card GTX 1050Ti cũng cao hơn GTX 1050 khá đáng kể nên người dùng cũng cần cân nhắc trước khi lựa chọn một trong 2.